PKL nào sẽ thống trị năm 2016

Khi xu hướng xài xe hơi hybdrid đang gia tăng, người ta cũng trông chờ vào các xe môtô với động cơ nạp khí cưỡng bức. Dưới đây là 5 dòn xe mô tô đó.

1. Cuộc đổ bộ của các tân binh Superbike

Năm 2016 được dự đoán là năm khởi sắc của một loạt tân binh superbike. Nhiều mẫu xe sẽ được làm mới theo hướng triệt để hơn, thay vì chỉ đổi mới về kiểu dáng.

Ba cái tên được chờ đợi sẽ làm nên chuyện gồm Suzuki, Honda và MV Agusta. Yamaha cũng được kỳ vọng sẽ bứt phá với các phiên bản R1, R1M sau sự cố lỗi truyền động năm 2015. 

Mẫu Suzuki GSX-R1000 

Suzuki GSX-R1000, chiến binh “gạo cội” không thay đổi từ năm 2009 của Suzuki cũng được kỳ vọng sẽ “lột xác” hoàn toàn trong năm nay. Phía Honda, khi tất cả các hãng đều có ý định cách tân thì ông lớn vẫn chưa thể hiện tham vọng thay thế chiếc CBR 1000RR đã trình làng từ năm 2008.

Một thế hệ CBR1000RR phiên bản mới có lẽ là mục tiêu Honda cần vạch ra cho năm 2016, song người ta chưa chắc chắn liệu hãng có tung ra các sản phẩm động cơ 4 xi lanh thẳng hàng hay V4 trên các mẫu sportbike hay không.


Honda CBR1000RR phiên bản 2015 

Trong khi đó, nhà sản xuất siêu môtô Ý MV Agusta từng có ý định trình làng các mẫu superbike hoàn toàn mới tại Milan hồi tháng 11/2015, song đã không thành công.

Trong năm nay, hãng đặt mục tiêu phát triển một thế hệ superbike cổ điểnsản sinh công suất trên 200 mã lực và đầu tư vào động cơ crossover trên nền tảng tương tự.

Cùng lúc này, một tên tuổi khác là BMW thì muốn chứng minh cho cả thế giới, hãng có thể sáng tạo một mẫu xe địa hình từ một chiếc xe thể thao và vẫn giữ nguyên tinh thần của một động cơ “phượt” dã chiến.

2. Dòng Sportbike 600cc trở lại

Hai năm trở lại đây, phân khúc sportbike 600cc đang có xu hướng bị “qua mặt” bởi những chiếc superbike 1000cc. Nguyên nhân chính là do các tay chơi xe sẽ mua một chiếc superbike 1000cc cũ và “độ” lại, thay vì tậu xe 600cc mới hoàn toàn.


Chân dung một mẫu BMW 600cc 


Thực tế, các mẫu sportbike 600cc có chi phí sản xuất và phụ tùng tương đương superbike 1000cc song có giá “mềm” hơn nên ít đem lại lợi nhuận cho các hãng sản xuất hơn.

Hiện tại, phân khúc sportbike 600cc đang “trì trệ” và người ta hi vọng trong năm 2016, một cú đột phá lớn sẽ xảy ra để đem lại diện mạo mới cho dòng xe phân khối lớn được nhiều người yêu thích.

3. Trào lưu phổ cập xe điện

Không thể phủ nhận ngày càng nhiều hãng sản xuất bắt tay sản xuất các dòng xe điện. Một số khách hàng ưa chuộng sản phẩm này bởi ưu điểm “sạch” và thời trang, trong khi nhiều người còn e ngại bởi giá thành cao và không phổ biến, chưa kể quãng đường chạy ít hơn động cơ sử dụng xăng và bất tiện khi sạc điện.





Để mở rộng phân khúc môtô chạy điện, các hãng xe cần bắt tay nghiên cứu thị trường và phát triển công nghệ. Trở ngại lớn nhất của xe điện hiện tại là công nghệ pin và để cải thiện điều này, các ông lớn cần nỗ lực hợp tác với các doanh nghiệp pin để nghiên cứu và phát triển các loại pin dung lượng lớn hơn.

4. Thêm nhiều mẫu xe đa địa hình

Năm 2015 cũng là năm nhiều mẫu xe đa địa hình dành cho dân “phượt” xuất hiện, như mẫu Ducati Multistrada 1200 Enduro trình làng tại triển lãm EICMA 2015, được kế thừa từ phiên bản gốc Multistrada. Hay như mẫu BMW S1000XR kết hợp giữa sportbike và một chiếc xe địa hình.


Mẫu Ducati Multistrada 1200 Enduro bụi phủi, cá tính


Còn nhớ năm 2014 khi KTM giới thiệu mẫu 1050 Adventure, mặc dù không hẳn là một chiếc crossover nhưng đã mang dáng dấp của dòng xe thuộc phân khúc 1000cc “kén” người chơi.

Trong năm 2016, phân khúc này sẽ tiếp tục mở rộng, và MV Agusta cũng đang gia nhập cuộc chơi cùng ông lớn Yamaha. Hiện người ta đặt kỳ vọng nhiều về một thị trường môtô công suất “khủng”, máy khỏe và trang bị nhiều tính năng tiện lợi, phù hợp với mọi loại địa hình.

5. Động cơ nạp khí cưỡng bức

Kể từ khi xuất hiện mẫu Kawasaki Ninja H2 trang bị động cơ siêu nạp, hiện vẫn chưa xuất hiện thêm mẫu xe nào sử dụng công nghệ này trên thị trường. Các khái niệm “tăng áp” và “siêu nạp” vẫn khá xa lạ với giới mê xe, song với động cơ nạp khí cưỡng bức, các hãng xe đang nỗ lực giữ lại đặc trưng của một số dòng xe hạng trung và từ đó phát triển thành các mẫu superbike cá tính.


Chiếc Kawasaki Ninja H2 sử dụng động cơ nạp khí cưỡng bức 

Người ta cũng hi vọng sẽ xuất hiện động cơ dung tích 600-800cc sản sinh công suất trên 160 mã lực với mức tiêu thụ nhiên liệu của một xe hạng trung, trong một tương lai không xa…Với động cơ sử dụng công nghệ siêu nạp hay tăng áp, những mẫu xe dung tích 600cc cũng có thể đạt công suất gần như xe 1000cc.

Và mặc dù đưa công nghệ nạp khí cưỡng bức vào động cơ môtô là chuyện không đơn giản bởi đặc thù kích thước và hạn chế về trọng lượng, song sau Kawasaki, nhiều khả năng Suzuki sẽ là hãng tiếp theo trình làng các sản phẩm động cơ nạp khí cưỡng bức. Xe của hãng sẽ trang bị bộ tăng áp thay vì siêu nạp, như mẫu concept Recursion từng có mặt 2 năm trước đây.

Theo vtc
Previous
Next Post »